Quá trình xây dựng Luật_Bảo_vệ_và_phát_triển_rừng_năm_2004_(Việt_Nam)

Luật Bảo vệ và phát triển rừng đã được ban hành từ năm 1991, từ đó đến này Nhà nước Việt NamChính phủ nước này cũng đã có thêm nhiều chính sách về bảo vệ rừng và khuyến khích trồng rừng nhưng, diện tích rừng bị tàn phá vẫn không giảm. Nguyên nhân là do áp lực về dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh, đòi hỏi cao về đất ở và đất canh tác nên nạn phá rừng kiếm kế sinh nhai, lấy đất canh tác vẫn ngày một gia tăng. Cơ chế thị trường, giá cả một số mặt hàng nông, lâm sản tăng cao, nhu cầu về đất canh tác các mặt hàng này cũng tăng theo, nên đã kích thích người dân phá rừng để lấy đất trồng các loại cây có giá trị cao hoặc buôn bán đất, sang nhượng trái phép. Trên cơ sở đó, các quy định của Luật năm 1991 đã không điều chỉnh được hết những vấn đề phát sinh.[1]

Bặt đầu từ ngày 3 tháng 8 năm 2004 các đại biểu Quốc hội chuyên trách đã thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Nội dung tại cuộc họp lần này tập trung vào tìm biện pháp ngăn chặn tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên một cách ồ ạt ở một số địa phương, một số đại biểu đã đề nghị Chính phủ phải đưa ra các tiêu chí và điều kiện chuyển đổi cụ thể, nơi chuyển đổi phải xây dựng dự án trồng rừng để phục hồi.

Đến ngày 28 tháng 10 năm 2004, Quốc hội khóa XI đã họp và thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi luật năm 1991). Phần lớn ý kiến của các đại biểu nêu lên thực trạng rừng ở các địa phương và đưa ra những biện pháp để bảo vệ. Ban soạn thảo dự án luật đã làm rõ các nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng; các căn cứ, điều kiện để giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Quy định như vậy nhằm hạn chế tình trạng nhiều địa phương hiện nay tùy tiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, dẫn đến phá rừng hàng loạt.

Một số đại biểu vẫn chưa hài lòng với các quy định tại dự thảo luật. Dẫn ra ví dụ về tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng rừng từ rừng ngập mặn sang rừng trồng cây keo lai tại Cà Mau.. và đề nghị phải quy định rõ lập kế hoạch, quy hoạch bảo vệ rừng phải phù hợp với kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất. Nên quy định thêm là khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên phải có một kế hoạch trồng mới rừng khác để đảm bảo diện tích rừng không bị suy giảm.

Đại biểu Nguyễn Lân Dũng có ý kiến: "Nên chuyển một bộ phận kiểm lâm thành cảnh sát lâm nghiệp trực thuộc Bộ Công an hoặc một lực lượng vũ trang thuộc Bộ Quốc phòng để đủ mạnh trong việc trấn áp lâm tặc".